Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Không có gì quí hơn Độc lập – Tự do

5 thế kỷ bong bóng tài chính


Lịch sử đã chép lại những vụ bong bóng kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng là những vụ bong bóng tài chính kỳ quặc khi ghép tất cả chúng với nhau.

1634 – 1638: Hoa Tulip Vụ bong bóng tài chính đầu tiên được ghi lại trên giấy tờ có lẽ nên thuộc về loài hoa đặc trưng của Hà Lan. Vài gia đình thậm chí đã mang thế chấp sổ tiết kiệm để mua được giống hoa này. Đã có lúc Tulip đắt ngang một ngôi nhà. Một thời gian sau, bong bóng vỡ khiến giá hoa sụt giảm thảm hại đẩy nhiều gia đình vào cảnh kiệt quệ.

1720: Công ty South Sea Các ngân hàng Anh đã gây ra một vụ bong bóng khác khi tranh giành nhau cổ phẩn của công ty South Sea với nguồn lợi buôn bán độc quyền tại Tân thế giới. Tuy nhiên, lợi nhuận chưa bao giờ đến tay họ, các nhà đầu tư mất tiền còn ban lãnh đạo của South Sea đã phải vào tù.

1848: Cơn sốt vàng California Sau khi vàng được phát hiện ra ở bắc California, nơi đây đã chịu đựng một sự thay đổi dân số mạnh mẽ. Làn sóng nhập cư vào Califonia thời đó đã nâng dân số từ 15.000 người lên 300.000 cho đến năm 1854.

1860 – 1873: Cổ phiếu đường sắt Việc xây dựng đường sắt được chú trọng đặc biệt sau Nội chiến Mỹ 1861 – 1865. Cổ phần của các công ty đường sắt chiếm 40% giá trị vốn hóa thị trường trên sàn chứng khoán New York NYSE. Tuy nhiên, các biến cố tài chính năm 1873 trong đó có việc luật đúc tiền được thông qua, khiến hàng loạt các công ty đường sắt phá sản.

Thập kỷ 1890: Cổ phiếu xe đạp Cùng một thời điểm, hơn 300 công ty cạnh tranh nhau trong thị trường xe đạp. Sự xuất hiện của ôtô sau đó khiến nhiều hãng phải giải thể. Cho đến 1905, chỉ có 12 nhà sản xuất còn tồn tại ở Mỹ.

Thập kỷ 1920: Cổ phiếu radio Sự ra đời của công nghệ radio đã làm cho các công ty kinh doanh dịch vụ phát thanh nở rộ. Ví dụ điển hình là tập đoàn Radio corp of America. Cổ phiếu của RCA tăng từ 1 USD lên 573 USD chỉ từ 1921 đến 1929. Giá trị cổ phiếu sau đó đã rớt giá 95% một cách thảm hại. 1959: Cổ phiếu điện tử Vào buổi bình minh của Kỷ nguyên vũ trụ, những cổ phiếu có chữ “tron” (trong từ electronics) như Astron hay Transitron rất được ưa chuộng và được mua với những giá “trên trời”. Tới năm 1962, một loạt các vụ phá sản lại tiếp diễn đưa các công ty “tron” cùng các nhà đầu tư xuống vực thẳm.

1974 – 1980: Cơn sốt vàng lần 2 Lạm phát tăng nhanh, người dân được phép đầu tư vào vàng lần đầu tiên kể từ sau Đại suy thoái 1929 – 1933. Giá vàng tăng vọt từ 100 USD/oz vào năm 1974 lên 850 USD/oz năm 1980. Một phần tư thế kỷ tiếp theo trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người khi giá vàng liên tục trượt dài.

1980 – 1984: Cổ phiếu máy tính Thậm chí trước cả khi Windows hay Mac xuất hiện, các công ty máy tính cá nhân đã trở thành tâm điểm của thị trường chứng khoán Mỹ đầu những năm 1980. Nhưng riêng năm 1984, cổ phiếu của nhóm công ty này đã sụt 50% khiến giới đầu tư trở nên kiêng dè cổ phiếu công nghệ hơn một thập kỷ sau đó.

1985 – 1990: Bong bóng thị trường nhà và chứng khoán Nhật Trong vòng 5 năm, đất nước mặt trời mọc đã phải chịu đựng 2 cơn sốt đồng thời, sốt nhà đất và chứng khoán. Trong thời gian đó, cổ phiếu tăng giá gấp 4 lần rồi trượt dài từ đầu thập kỷ 1990 và cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.

1997 – 2000: Cổ phiếu Internet Cổ phiếu của các công ty “.com” trở thành ưu tiên số một của giới đầu tư phố Wall. Khi bữa tiệc đột ngột chấm dứt vào năm 2000, giá của chúng giảm thê thảm mất 4/5 giá trị.

2003 – 2007: Bong bóng nhà đất Kênh đầu tư thận trọng bỗng trở thành cơn sốt trên thị trường đầu cơ. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ chính là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất từ sau Đại suy thoái. 2008 – nay: Cơn sốt vàng lần 3 Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang vàng. Hiện tại giá vàng vẫn đang tiếp tục tăng trên ngưỡng 1.100 USD/oz. Hậu quả của cơn sốt này sẽ như thế nào vẫn còn là một ẩn số.

//

QC/CNN