Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Không có gì quí hơn Độc lập – Tự do

Việt Nam bàn tiến mạnh ra biển

Posted by Tuần tin tức trên 08.01.2010


Ngoài những vấn đề chung về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong cuộc làm việc hai ngày 6 – 7/1, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương đã dành thời gian để thảo luận giải pháp phát triển kinh tế biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ.
Đây là cuộc họp thường niên của lãnh đạo Chính phủ với chủ tịch các tỉnh, thành bàn kế hoạch triển khai nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2010. Cuộc họp được tổ chức ngay sau phiên họp tháng 12/2009 của Thường trực Chính phủ.

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền

Một trong những mục tiêu của năm 2010 được Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển các ngành và vùng kinh tế.

Phó Thủ tướng lưu ý, thời gian tới phải khai thác tối đa các tiềm năng biển, phát triển mạnh các khu kinh tế ven biển. Hoàn thiện cơ chế xây dựng, quản lý, khai thác dữ liệu tài nguyên – môi trường biển để phát triển theo hướng tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển.

Sẽ tổ chức quy hoạch, phân vùng biển làm cơ sở tổ chức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, phát triển kinh tế – xã hội biển và hải đảo Việt Nam.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế biển, trong năm 2010, Chính phủ cũng xác định các nhiệm vụ về bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo đó, năm 2010, Việt Nam sẽ tích cực trao đổi với các nước liên quan để thúc đẩy hợp tác trên biển, kiên quyết đấu tranh trước mọi hành động vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia ở Biển Đông.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lưu ý lãnh đạo các tỉnh ngoài nội dung kinh tế, xã hội, cũng cần đóng góp giải pháp xung quanh vấn đề  bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Hoan nghênh việc Chính phủ đã hoàn thành cắm mốc biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Vũ Đức Đam đề xuất: “Tiến tới, cần tập trung củng cố hệ thống kè biên giới”.

Còn Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh đề xuất với Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ biển.

Theo đó, những người hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ biển cũng phải được công nhận là liệt sĩ và bị thương thì được công nhận là thương binh.

Ngoài ra, ông Minh cho rằng, lực lượng này cũng phải được trang bị vũ khí để chiến đấu, “tuy không thể hiện đại như hải quân nhưng cũng phải có phương tiện tối thiểu để chống lại việc bị tước đoạt các ngư cụ”.

Chính phủ dự kiến sẽ giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án tổng thể các khu kinh tế quốc phòng trên biên giới đất liền và biển đảo.

“Ba năm trước tôi nói về biến đổi khí hậu ai cũng cho là viển vông”

Lãnh đạo một trong các tỉnh ven biển khác, ông Mai Văn Ninh (Thanh Hóa) quan ngại về việc nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

Ông Ninh kể lại chuyện “chưa từng xảy ra trước đó” ở huyện Nga Sơn quê ông, đó là các trạm bơm phục vụ nông nghiệp có giai đoạn tê liệt không thể hoạt động được do nước mặn xâm lấn.

“Nếu mực nước biển tiếp tục dâng thêm 30% thì bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp sẽ bị mất. Tôi chắc các bộ cũng đã có phương án cả rồi, nhưng vẫn lo”, ông Ninh nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình bày tỏ: “Đề nghị Chính phủ giúp các tỉnh có cửa sông xây đập chắn để đảm bảo nguồn dự trữ nước ngọt”.

Chủ tịch TP.HCM – một trong mười thành phố trên thế giới bị tác động bởi vấn đề mực nước biển dâng, ông Lê Hoàng Quân cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ có biện pháp hỗ trợ TP.HCM thực hiện tốt chương trình phòng chống ngập. Trong thời gian tới, đây sẽ là vấn đề sống còn của thành phố cũng như các tỉnh lân cận Đông Nam Bộ.

Như vậy, khác với các cuộc họp của Chính phủ những năm trước, vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng được thảo luận chi tiết hơn, với những nỗi lo có thực.

Ngay Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng thốt lên: “Ba năm trước tại diễn đàn này khi tôi nói về biến đổi khí hậu ai cũng cho là viển vông nhưng hôm nay chúng ta đã phải bàn rất nhiều”.

Đây có lẽ là một trong những cuộc họp lớn mà ở đó vấn đề bảo vệ môi trường, một trong những trụ cột cho phát triển bền vững, được quan tâm không kém các vấn đề về kinh tế, tài chính, đầu tư.

Những nội dung đặt ra tại hội nghị sẽ được từng bộ ngành, địa phương xây dựng thành mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.

Theo VNN

“Trang bị vũ khí hiện đại để bảo vệ vùng biển”

Trung Quốc “trấn an” dư luận về kế hoạch phát triển Hải Nam

Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông

Tàu hải quân Việt – Trung sẽ thăm viếng nhau

Đại sứ Trung Quốc và cách ứng xử “xuất phát từ đại cục”

Chờ điều kiện chín muồi giải quyết tranh chấp Biển Đông

Thêm 3 văn bản cổ liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt du lịch tại Hoàng Sa

Trưng bày hiện vật về hải đội Hoàng Sa

Trung Quốc cho Anh vào khai thác dầu khí tại biển Đông

Nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển miền Trung

Trung Quốc gia tăng áp lực kiểm soát biển Đông

Số 160: Biển đảo Việt Nam

Việt Nam phản ứng Trung Quốc thông qua «Luật Bảo vệ hải đảo»

Trung Quốc lại đưa binh lính ra quần đảo Hoàng Sa huấn luyện

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tình hình biển Đông

Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của “đường lưỡi bò” (Daniel Schaeffer)

Từ “Bãi Cát Vàng” cho đền “Hoàng Sa-Trường Sa” không phải là “Bãi hoang chim ỉa”

Lời khẩn cầu của những ngư dân đảo Lý Sơn

ASEAN muốn nghe Việt Nam nêu giải pháp cho Biển Đông

“Hải quân phải luôn nêu cao cảnh giác”

“Với Việt Nam, đừng tưởng mạnh là thắng được yếu”

Đại tướng Lê Đức Anh: ‘Ta phải giữ cho được tự chủ’

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển

Trung Quốc chuẩn bị khảo sát ở tây Biển Đông

“Đã thấy đủ ý chí độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc”

Địa Đạo – “ký ức đừng lãng quên”

Bình luận về bài viết này