Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Không có gì quí hơn Độc lập – Tự do

Cảm nghĩ khi đọc “Khổng Tử bàn luận về đức hạnh của Nước”

Posted by Tuần tin tức trên 21.12.2009


Đức Khổng Tử đang chăm chú ngắm nước sông đang chảy về hướng Đông. Tử Cống hỏi ông, “Khi người quân tử nhìn dòng nước lớn, nhất định phải quan sát và thưởng thức nó, là tại vì sao?”Khổng Tử nói, “Bởi vì dòng nước lớn có thể không ngừng lưu động về phía trước, mang ân huệ đến khắp bốn phương, tưới mát thấm nhuần các đồng hoang, mà lại không nhận rằng mình có công lao, thì điều này giống như Đức;

“Khi nó chảy, tuy rằng có lúc ở nơi thấp hay có lúc ở chỗ cao, nhưng đều phải tuân theo cùng một nguyên lý, thì điều này giống như Nghiã;

“Thế nước cuồn cuộn mênh mông, vĩnh viễn không khô kiệt, vĩnh viễn không dừng lại. thì điều này giống như Đạo;

“Khi nó chảy xuống thâm cốc sâu vạn trượng (1 trượng = 3.33 mét), nó mạnh mẽ tiến thẳng về phía trước, mà không hề sợ hãi, điều này giống như sự Dũng cảm;

“Nó luôn luôn theo xu hướng quân bình, điều này giống như Pháp ;

“Khi nước đã đầy rồi, không cần phải dùng cái gạt ngang, nó tự nhiên chảy xuống, điều này giống như sự ngay Chánh;

“Nó chu đáo đến độ biết nơi nào nên đến, thì nó đều chảy đến, điều này giống như là minh sát (hiểu rõ từng chi tiết nhỏ nhặt);

“Sau khi phát xuất từ nguồn, thì tuôn chảy về phương Đông, điều này giống như là có chí hướng;

“Nó có thể xuất ra, có thể tiến tới và không kể là nó ở nơi nào, nó có thể làm trong sạch vạn vật ở nơi đó, điều này giống như một vị thánh nhân phát xuất lòng Thiện mà đi giáo hóa;

“Phẩm chất tốt về đức hạnh của nước có nhiều như vậy, vì thế khi người có đức hạnh nhìn thấy nó rồi, họ nhất định sẽ cao hứng mà quan sát nó kỹ càng.” ( Trích từ: “Khổng Tử gia ngữ”)

Tôi đã thấy rất nhiều nước sông, nhưng chưa hề nhận ra rằng nước có nhiều đức hạnh đẹp đẽ như vậy. Quả thật là nhìn mà không thấy, có mắt mà như không tròng, vì vậy, tôi thật sự cảm thấy hổ thẹn.

Một nghệ-thuật gia ở ngoại quốc nói rằng: “Trong cuộc sống không thiếu gì những cái đẹp đẽ, chỉ thiếu những con mắt mà có thể nhận ra cái đẹp thôi”.

Trung Quốc có một nhà hiền-triết đã từng nói, “Trên thế giới không thiếu gì các vị thần tiên, mà chỉ thiếu tuệ nhãn để nhận ra những vị thần tiên đó thôi.”

Đạo gia giảng, “Người thuận theo Đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo sự Tự Nhiên”[1]. Hôm nay, sau khi đọc xong bài “Khổng tử luận bàn về đức hạnh của Nước”, tôi đã hiểu được câu nói này nhiều hơn một chút.

Dịch từ:


[1] Câu nói của Lão Tử, nguyên văn là : “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”

Bình luận về bài viết này